Kính gửi quý Mục sư,
Một vài tin tức mới từ Mã Lai xin chuyển đến quí Mục sư và các bạn để tường trình và cầu nguyện cho.
Từ lúc chúng tôi đến phục vụ tại Mã Lai cho đến nay, đã có 399 người tin nhận Chúa Giê xu Christ, 42 người đã làm phép Báp têm, 18 thanh niên hứa dâng mình hầu việc Chúa, trong đó đã có ba người đang vào học trường kinh thánh tại Việt Nam và đang mở Hội thánh tại tư gia. Bốn em thanh niên khác còn ở Mã lai tôi đang giúp đở để ghi danh học thần học online với Union University of California.
Có hơn 100,000 công nhân Việt Nam đang làm việc tại Mã Lai. Vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên chính phủ Mã Lai quyết định sẽ trả về Việt Nam 66,000 người trong năm 2009. Chúng tôi đang gấp rút làm chứng cho nhiều người tin nhận Chúa và làm Báp têm cho họ trước khi họ trở về nước.
Trong thời gian nầy, có những công nhân làm việc hơn năm tháng mà không được chủ nhân trả lương. Có những công nhân mất việc làm hơn hai tháng mà không có sự trợ giúp nào từ phía chủ nhân, họ cũng không được trở về nước như ý muốn vì chủ nhân đòi phải đóng tiền phạt. Một số đông anh chị em công nhân đến nhà chúng tôi mỗi ngày. Trong cơ hội nầy, chúng tôi tổ chức những buổi học kinh thánh, ca hát tôn vinh, dạy anh ngữ, dạy họ về leadership và dĩ nhiên, nhà tôi nấu ăn ngày ba bửa để họ tiếp tục vui sống trong lời Chúa.
Trước đây, chúng tôi giúp đở một số anh chị em đang gặp hoạn nạn bằng cách giúp làm thủ tục, giúp trả tiền làm các thủ tục giấy tờ, passport và mua vé cho họ về nước. Nhưng bây giờ số người cần giúp đở quá đông chúng tôi không đủ sức để tiếp tục, chúng tôi chỉ có thể chỉ họ những phương thức để làm mà không thể tài trợ họ bằng tài chánh được, vì ngay cả chúng tôi dấn thân đi phục vụ Chúa cũng bằng chính tiền saving của mình.
Người công nhân Việt Nam tại Mã Lai thật đáng thương vì không có một bộ luật nào bênh vực cho họ. Nếu họ làm điều gì sai, chủ nhân có thể đấm đá họ, khi bị thương không được chăm sóc và ngay cả không được trả các chi phí dưỡng thương. Tôi được biết, một người đang làm việc bị máy cắt đứt bàn tay, chủ nhân đưa anh vào nhà thương băng bó. Sang ngày thứ hai lúc còn đang trong bệnh viện, chủ nhân đến đưa cho một vé máy bay để trở về nước vì không thể tiếp tục làm việc cho chủ nhân được nữa và người chủ nhân cũng trốn tránh trách nhiệm bồi thường cho công nhân.
Làm việc thì chỉ trả cho công nhân có 18 Ringgit một ngày, trong khi trả cho người Mã Lai khoảng 60 Ringgit. ( một buổi ăn trưa với một Hamburger và một ly nước tốn khoảng 15 Ringgit). Chẳng những vậy, chủ nhân tìm đủ mọi cách để trừ tiền công nhân mà không được khiếu nại. Một công ty làm bánh ở Melaka bắt công nhân làm việc từ 12 đến 16 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, nếu người công nhân bị bệnh không đi làm một ngày ( dù có giấy bác sĩ chứng nhận) họ sẽ bị trừ 80 Ringgit mặc dù mỗi ngày làm việc chỉ có 18 Ringgit cho 8 giờ. ( Một dollar = 3.6 Ringgit).
Một công ty gổ làm bàn ghế có đến 1000 công nhân, Chủ nhân trừ tiền lương của công nhân mỗi tháng 65 Ringgit về phần tiền hao mòn máy móc (worn out machine). Nên hầu hết, nhiều nhân công Việt Nam mỗi ngày chỉ sống bằng mì gói và trứng vì không đủ tiền mua thức ăn. Đã vậy, mỗi tháng họ phải đóng 100 Ringgit cho các môi giới (Môi giới là những người từ chính phủ Việt Nam) và đóng thuế cho chính phủ Mã lai. Bắt đầu năm 2009, thuế của Mã Lai sẽ tăng 100%.
Dĩ nhiên cũng có một vài công ty, chủ nhân là Christian hoặc có đạo đức, họ đối xử với nhân viên rất tốt. Nhưng số nầy chỉ có một vài người. Tội cho một số công nhân nữ, vì không biết tiếng Anh, không biết tiếng Mã, bị các chủ nhân bán hết người nầy qua người khác, và họ bị đối xử tệ hơn người nộ lệ mà chúng tôi có dịp xem phim ở Hoa kỳ trước đây. Tôi cũng vừa giải cứu một cô gái bị chuyền tay qua 3 người đàn bà trung quốc. Mỗi lần chuyền tay qua một người khác họ chuyền cho nhau một bao thư tiền trước mặt cô gái. Tôi đã nhờ luật sư can thiệp trường hợp nầy.
Về môi trường sinh sống tại Mã Lai rất nguy hiểm. Các thức ăn được nhập thẳng từ trung quốc. Những thức ăn nầy bao gồm rau cải và trái cây được nhúng vào trong các chất độc để làm cho tươi lâu ngày. Chúng tôi mua một trái đu đủ, bên ngoài màu sắc trông thật ngon, nhưng khi bổ ra, bên trong đã có nhiều đóm hư thối nên phải bỏ đi. Những trái táo trông thật ngon như mới vừa hái từ trên cây. mang về nhà để lên bàn ăn trong một tháng, màu sắc vẫn không thay đổi giống như mới hái từ trên cây, chúng tôi phải vứt đi không dám ăn nữa.
Mã Lai là một xứ có nhiều nhà máy công nghệ. Những nhà máy nầy chủ nhân là những người Trung quốc. Những chất phế thải họ đều tuôn đổ ra sông. Một số công nhân Việt Nam xuống sông hái rau, bắt cá, khi trở về nhà da họ bị ngứa ngáy hoặc sưng lên vì nước bị nhiễm độc nặng. May mắn tôi có mang qua Mã Lai một số thuốc ngứa và thuốc trụ sinh để kịp thời cung cấp cho các công nhân.
Trong năm 2007, có 307 người công nhân bị chết đột quỵ. Họ nằm ngủ một đêm đến sáng thì đã nằm chết cứng. Bấy lâu nay, tôi âm thầm điều tra về sự chết đột ngột nầy của 307 công nhân trong năm 2007. Tôi chỉ vừa khám phá ra chất độc trên nước sông , chất độc trên thực phẩm và chất độc trong nước uống trong vài tuần nay.
Ngay cả vòi nước trong thành phố, nếu chúng ta giặt chiếc áo thung màu trắng, sau khi giặt xong sẽ biến thành áo thung màu vàng có chất sét dính vào. Màu nước trong thành phố là một màu nâu lợt, không biết khi phân tích sẽ có các chất độc gì trong đó. Các công nhân phải uống nước đó vì không có tiền để mua nước lọc để uống.
Nói tóm lại, vì nguồn lợi cần thu tiền hàng tháng của các môi giới người Việt Nam, ngoài số tiền lớn họ đã thu của các công nhân trước khi rời nước, họ bàn bạc với các chủ nhân giử Passport của công nhân ( hành động illegal) để kềm giử công nhân không bỏ việc khi bị đàn áp, và không có bộ luật nào để bảo vệ cho công nhân ngoại quốc tại Mã Lai, nên các chủ nhân mặc sức hoành hành làm những việc ngoài pháp luật và NO HUMAN RIGHT.
Cảnh sát Mã Lai thì luôn bắt chẹt các công nhân, làm tiền và hối lộ. Ngay cả khi người Mã lai mặc sắc phục cảnh sát cũng chặn đường để ăn cướp nữa. Nên mọi cam khổ đều đổ lên các công nhân Việt Nam phải gánh chịu tất cả.
Xin tất cả những ai yêu mến Chúa, cầu nguyện cho các công nhân Việt Nam cùng cầu nguyện thật nhiều cho chương trình truyền giáo tại Mã Lai.
Nay kính
Nguyễn Thới Lai
Vietnamese Ministry-Malaysia
Monday, March 23, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment